Theo đó, mục tiêu đầu tư là xây dựng và khai thác khu bảo trì, bảo dưỡng tàu bay phục vụ giai đoạn 1 của Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; cung cấp dịch vụ bảo dưỡng cho các loại tàu bay đến code F, trong đó phải bao gồm các loại tàu bay hiện đang đăng ký tại Việt Nam như Boeing B777/B787, Airbus A330/A350 và các loại tàu bay thân hẹp như A320/A321, Boeing 737NGs theo yêu cầu tiêu chuẩn của Hàng không dân dụng Việt Nam (CAA)/Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA)/Cơ quan an toàn hàng không Châu Âu (EASA). Sơ bộ tổng chi phí thực hiện cho mỗi dự án khoảng 688 tỷ đồng từ nguồn vốn của nhà đầu tư, dự kiến 24 tháng kể từ ngày hợp đồng dự án có hiệu lực.Thời gian khai thác dự án dự kiến 25 năm kể từ ngày hoàn thành công tác đầu tư.
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất: dự án khu bảo trì tàu bay số 1 là 45.525 m2; dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 2 là 45.525 m2; Dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 3 là 45.525 m2; dự án đầu tư xây dựng khu bảo trì tàu bay số 4 là 45.454 m2.
Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tiếp thu ý kiến thẩm định của Vụ Đối tác công - tư tại văn bản số 268/ĐTCT ngày 12/7/2022 để hoàn thiện hồ sơ danh mục dự án; công bố danh mục dự án và triển khai các thủ tục tiếp theo theo quy định tại Thông tư số 23/2021/TT-BGTVT ngày 05/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và các quy định có liên quan, bảo đảm tổ chức thực hiện lựa chọn nhà đầu tư dự án công khai, minh bạch; trong đó xem xét tại điểm a khoản 2 Điều 7 về thông tin hiện trạng khu đất và Điều 15, Điều 33 về hướng dẫn quy trình triển khai đối với dự án chưa giải phóng mặt bằng.
Đồng thời tiếp tục rà soát các nội dung của danh mục dự án trong quá trình thực hiện, báo cáo Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trong trường hợp cần thiết, bảo đảm tính khả thi và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng, công khai, minh bạch./.