Ngày 11/8/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra Hội nghị khoa học quốc gia “Kết nối các nguồn lực nhằm thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ giao thông vận tải”, chương trình tập trung với chủ đề "Quản lý và Điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bằng công nghệ số tại khu vực miền Nam".
Đến dự và chỉ đạo tại Hội nghị khoa học quốc gia, về phía Bộ Khoa học và Công nghệ có TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng, Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN - Đơn vị đồng quản lý Nhiệm vụ 844; Về phía Bộ Giao thông vận tải có ông Đỗ Công Thủy - Phó Trưởng phòng QLVT PT&NL, Cục đường bộ Việt Nam; Về phía Trường Đại học Công nghệ GTVT có PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long - Hiệu trưởng, GVCC.TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Hiệu trưởng, TS. Ngô Quốc Trinh - Trưởng phòng KHCN&HTQT, TS. Trần Thanh An - Trưởng phòng Sau Đại học, TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số, Trưởng Ban tổ chức kiêm Trưởng Làng Công nghệ GTVT (Transtech Techfest quốc gia); Về phía cơ quan quản lý Nhà nước khu vực phía Nam có TS. Lại Thế Thông - Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai, bà Lê Mỹ Hạnh - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hậu Giang, ông Dương Viết Trí - Trưởng phòng QL PT&NL Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Phan Hồng Quang - Phó trưởng phòng QLVTPT Sở GTVT Đồng Nai; ông Vũ Quang Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách kiêm Tổng Giám đốc DN vận tải hành khách công cộng Phương Trinh tại tỉnh Bình Dương. Về phía Mạng lưới trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các trường ĐH, CĐ (VNEI) có PGS.TS. Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch mạng lưới; PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp Công nghệ, Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG-TPHCM); TS. Nguyễn Thị Thy - Giám đốc Trung tâm KNĐMST Trường Đại học Tân Tạo, TS. Chu Xuân Nam - Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT Trung ương VI, Trung tâm ươm tạo Trường Đại học Văn Lang. Và đại biểu Diễn giả, chuyên gia cấp cao đến từ khối cơ quan QLNN; các Doanh nghiệp công nghệ - cung ứng giải pháp và DN kinh doanh vận tải; khối Cơ sở GDĐT và hệ sinh thái KNĐMST; đặc biệt là sự tham dự của đại diện 100 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn khu vực miền Nam.
TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng, Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KHCN (Bộ KH&CN) phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội nghị khoa học quốc gia
TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng NATEC (Bộ KH&CN) là Đơn vị đồng quản lý Nhiệm vụ 844 kiêm phụ trách Techfest Quốc gia phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị khoa học quốc gia cho biết: Trong xu thế phát triển của KHCN toàn cầu, hoạt động KNST đóng vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh để bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Hoạt động KNST cần được ươm tạo, nuôi dưỡng và phát triển trong một hệ sinh thái thuận lợi. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Start-up) là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những SP-DV đã từng có trên thị trường và được phát triển nhanh chóng vượt bậc”. Hệ sinh thái KNĐMST (Startup ecosystem)bao gồm các cá nhân, nhóm cá nhân; các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp. Đồng thời, TS. Phạm Hồng Quất - Cục trưởng NATEC (Bộ KH&CN) cho biết Hội nghị khoa học Quốc gia nằm trong Chương trình trọng điểm quốc gia triển khai chuỗi hoạt động của Đề án 844“Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 với mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
TS. Đinh Quang Toàn - Viện trưởng Viện ĐMST&KTS, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (Bộ GTVT), Trưởng Làng công nghệ GTVT (Transtech Techfest), kiêm Trưởng Ban tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia
TS. Đinh Quang Toàn - Trưởng Làng công nghệ GTVT (Transtech Techfest quốc gia), kiêm Trưởng Ban tổ chức điều phối tại hội nghị khoa học quốc gia cho biết: Hiện nay, việc chuyển đổi phương thức quản trị DN hoạt động KDVT nhằm thích ứng với bối cảnh mới về chuyển đổi số và hậu covid-19. Bên cạnh đó, các cơ quan QLNN từ Trung ương đến Bộ ngành chủ quản đã ban hành các văn quy định chính sách về hoạt động KDVT ứng dụng công nghệ (như Nghị định số 10/2020/NĐ-CP; Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT; Nghị định số 37/2022/NĐ-CP; Thông tư số 17/2022/TT-BGTVT; 09/2015/TT-BGTVT). Do vậy, các đơn vị KDVT cần ứng dụng công nghệ để quản lý điều hành và cung cấp dữ liệu theo quy định của cơ quan QLNN phục vụ quá trình nâng cao chất lượng dịch vụ KDVT bằng ô tô nhằm khắc phục các bất cập hiện nay, thúc đẩy quá trình ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, đồng thời tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông - đây chính là tiêu chí của Hội nghị khoa học kết nối nguồn lực cho hoạt động vận tải của ngành GTVT hôm nay.
TS. Đinh Quang Toàn - Trưởng Ban tổ chức tham gia Điều phối phiên Tham luận và Tọa đàm tại hội nghị khoa học quốc gia
TS. Đinh Quang Toàn - Trưởng Ban tổ chức nhấn mạnh, để Hội nghị khoa học đảm bảo tính hữu dụng, tại hội nghị các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức cơ quan QLNN; các Hiệp hội, Viện trường; các DN công nghệ và KDVT; các Nhà đầu tư; … trong lĩnh vực GTVT trực tiếp tham gia tham luận và tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh chủ đề "Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bằng công nghệ số tại khu vực miền Nam”. Trong đó, các tham luận có chất lượng cao được các chuyên gia cấp cao chia sẻ tại Hội nghị khoa học như: (1) Chuyển đổi số trong lĩnh vực vận tải đường bộ; (2) Quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ bằng công nghệ số tại khu vực phía Nam; (3) Thực trạng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải của tập đoàn Mai Linh; (4) Tích hợp nền tảng thiết bị số WENet nhằm tối ưu trong quản lý điều hành hoạt động vận tải đường bộ tại Việt Nam; (5) DEMO thiết bị WENet với nhiều ứng dụng thiết thực tại Hội nghị nhằm giải quyết “Bài toán tối ưu trong hoạt động vận tải” mà Cơ quan QLNN và Doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn giao thông mà cả ngành GTVT và Xã hội đang rất quan tâm, kỳ vọng đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ hiện nay.
BTC chụp ảnh lưu niệm cùng Chuyên gia, Diễn giả và một số DN tại Hội nghị khoa học
Sau gần 4 tiếng diễn ra sôi nổi tại Hội nghị khoa học quốc gia, với nhiều ý tưởng, sản phẩm đổi mới sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, qua đó tối ưu hóa cho hoạt động vận tải nhằm thích ứng với bối cảnh mới của thời kỳ chuyển đổi số và hậu Covid-19, Ban tổ chức tiếp thu các ý kiến khoa học để tổng hợp đề xuất các cơ quan chủ quản có liên quan làm cơ sở tham khảo điều chỉnh chính sách và tạo động lực cho ngành vận tải phát triển bền vững. TS. Đinh Quang Toàn - thay mặt Ban tổ chức gửi lời cảm ơn và kính chúc quý Đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và phát triển; … nhằm đóng góp vào sự phát triển của ngành GTVT trong môi trường hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Quốc gia.
(1) Một số hình ảnh Tham luận tại Hội nghị khoa học quốc gia:
Ông Đỗ Công Thủy - Phó Trưởng phòng QLVT PT&NL, Cục đường bộ Việt Nam trình bày tham luận “Chuyển đổi số trong hoạt động vận tải đường bộ”
CEO. Phan Bá Mạnh - Công ty TNHH MTV Công nghệ An vui trình bày tham luận “Chuyển đổi số trong vận tải hành khách tại Việt Nam”
CEO. Hồ Anh Dương - Phó Tổng Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Mai Linh trình bày tham luận “Thực trạng ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh vận tải của tập đoàn Mai Linh”
TS. Đào Phúc Lâm - Trưởng phòng Đổi mới sáng tạo - Viện ĐMST&KTS trình bày tham luận “Tích hợp nền tảng thiết bị số Wenet nhằm tối ưu trong quản lý điều hành hoạt động vận tải đường bộ tại Việt Nam”
PGS.TS. Lưu Thị Thu Hà - Chủ tịch mạng lưới VNEI trình bày tham luận “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ sinh thái ĐMST và Khởi nghiệp (Vai trò trường Đại học và mạng lưới VNEI)”
(2) Một số hình ảnh Tọa đàm sau khi DEMO thiết bị công nghệ mới WENet trong hoạt động vận tải đường bộ tại Hội nghị khoa học quốc gia:
TS. Đào Phúc Lâm (IIDE) - DEMO thiết bị WENet tại Hôi nghị khoa học trong việc tích hợp các dịch vụ cung ứng cho ngành vận tải đường bộ thông qua các ứng dụng được cài đặt tương thích vào thiết bị mới WENet theo hướng đảm bảo các quy định hiện hành phù hợp với công năng tích vào của thiết bị
TS. Nguyễn Thị Thy - Phụ trách Khởi nghiệp tại Trường Đại học Tân tạo, tham ra tọa đàm về công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng trong lĩnh vực vận tải
CEO. Nguyễn Khoa Luân - Tổng Giám đốc quản lý điều hành xe buýt Du lịch 2 tầng đang đưa vào khai thác thí điểm tại Tp Hà Nội & Tp HCM (đây là những mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong dịch vụ vận tải hành khách bằng phương tiện xe buýt)
Bà Nguyễn Thị Minh Chung - Chủ nhiệm Hợp tác xã vận tải hành khách Tân Uyên tại Tp HCM tham gia Tọa đàm và rất quan tâm đến thiết bị WENet trong việc vận hành vào quản lý các phương tiện vận tải tại Hợp tác xã
Ông Vũ Quang Thanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách kiêm Tổng Giám đốc DN vận tải hành khách công cộng Phương Trinh tại tỉnh Bình Dương tham gia Tọa đàm tại Hội nghị và có đề xuất việc tích hợp 4 thiết bị hiện đang ứng dụng trên xe vào 1 thiết bị WENet được giới thiệu sẽ Thương mại hóa tại Hội nghị gồm Giám sát hành khách/ Bán vé điện tử/ hệ thống wifi/ camera kiểm soát phương tiện và hành vi hành khách, lái xe, … thiết bị cần đảm bảo hợp quy theo quy định cơ quan QLNN
PGS.TS. Trần Anh Tú - Khoa Địa chất, dầu khí, Trường Đại học Bách khoa TpHCM, tham gia Tọa đàm tại Hội nghị đã chia sẻ về việc tham gia triển khai các Dự án ứng dụng công nghệ cho các hãng quốc tế như Sigapore, Malaysia vào việc kiểm soát các dữ liệu trong hoạt động vận tải đường bộ, qua Hội nghị Nhóm dự án mong muốn tham gia đồng hành cùng Thương mại hóa thiết bị WENet trên thị trường trong nước và quốc tế
TS. Lại Thế Thông - Giám đốc Sở KH&CN Đồng Nai, tham gia Tọa đàm và mong muốn được mời các Chuyên gia công nghệ GTVT trong Hệ sinh thái về với tỉnh Đồng Nai để tham vấn, giúp đỡ cho các Dự án quy hoạch giao thông đô thị trên địa bàn Tỉnh
Bà Lê Thị Mỹ Hạnh - Phó Giám đốc Sở KH&CN Hậu Giang, tham gia Tọa đàm và đề xuất mời các Chuyên gia công nghệ và Doanh nghiệp về với Tỉnh Hậu Giang cùng tham gia triển khai thử nghiệm tại Hệ sinh thái Trung tâm thử nghiệm công nghệ của Tỉnh do Sở KH&CN Hậu Giang được giao quản lý khai thác
Ông Đỗ Công Thủy - Phó Trưởng phòng QLVT PT&NL, Cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) tiếp nhận các ý kiến từ Doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học tại Hội nghị để giải đáp trong phạm vi chức trách của cơ quan QLNN trong hoạt động vận tải đường bộ
Nguồn: Trịnh Văn Trường./.