CHÀO MỪNG HỘI VIÊN TẬP THỂ CỦA HỘI VAAST: BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ SÂN BAY (TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI) TRÒN 20 TUỔI!

08/06/2024

1. NHU CẦU TẤT YẾU TỪ CUỘC SỐNG - VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY

Ngay sau ngày miền Bắc được giải phóng khỏi ách Thực dân Pháp, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (VNDCCH) thành lập ngày 01/5/1956 và giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý, điều hành. Nghị định số 112-HĐBT ngày 29/8/1989 quy định chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của Tổng cục HKDDVN trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT nay là Chính phủ), từ đây một ngành một ngành kinh tế - kỹ thuật - đối ngoại của nước ta mới thật sự ra đời. Từ một đơn vị bộ đội làm kinh tế, ngành HKDDVN trở thành Tổng cục HKDDVN hạch toán toàn Ngành và đồng thời tiến tới hội nhập ngày càng sâu rộng với HKDD thế giới.

TS. Trần Quang Châu - Chủ tịch Hội KH&CN Hàng không Việt Nam (VAAST)

Ngày nay ngành HKVN vươn cao, bay xa, sánh vai cùng năm châu bốn bể: (1) Hệ thống cảng hành không, sân bay (CHK, SB) được sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới theo hướng ngày càng hiện đại; (2) Hệ thống Quản lý bay được nâng cấp ngang bằng các nước trong khu vực theo tiêu chuẩn ICAO; (3) Đội tàu bay hàng trăm chiếc thân rộng bay đường dài hiện đại; (4) Dịch vụ hàng không mặt đất đồng bộ ngày càng thỏa mãn khách hàng trong nước và quốc tế; … Điều đáng tự hào là HKVN của chúng ta đã có gần 30 năm an toàn tuyệt đối. Trong đó:

  • Vai trò của CHK, SB: Là một cơ sở hạ tầng quan trọng trong ngành hàng không, được xây dựng và sử dụng để phục vụ các hoạt động liên quan đến việc cất cánh, hạ cánh và vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng máy bay, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các địa điểm trong và ngoài nước nhanh chóng và tiện lợi, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc gia. Trong khi, công việc nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công trình CHK, SB luôn đòi hỏi về tính chuyên môn nghiệp vụ nhằm giúp việc thi công xây dựng, sửa chữa, bảo trì đường băng, đường lăn đảm bảo khai thác an toàn các tàu bay đi và đến trong nước và quốc tế.
  • Nguồn nhân lực kỹ thuật về CHK, SB: Đội ngũ nhân lực cán bộ, nhân viên khoa học về kỹ thuật công trình CHK, SB sau năm 1975 là rất mỏng với một khối lượng công việc rất đồ sộ sau khi tiếp nhận 313 CHK, SB và 256 bãi đậu từ giai đoạn chiến tranh để lại với tiêu chuẩn, qui trình qui phạm, … còn rất sơ khai, các khái niệm về ICAO, IATA, … còn xa lạ với đa số, nếu không nói là hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên hàng không.
  • Tầm nhìn và chính sách của Đảng và Nhà nước: Đã gửi đi đào tạo được một số cán bộ khoa học về Hàng không ngay lúc chiến tranh đang xẩy ra ác liệt nhất trong đó có lĩnh vực khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, … CHK, SB. Trong lúc đó nhu cầu cần phải xây dựng hệ thống văn bản dưới luật về qui trình qui phạm, định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình hàng không; Việc khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác…đồng thời phải đào tạo đội ngũ nhân lực cho lĩnh vực CHK, SB, … Trước tình hình đó ngành hàng không phải đi gõ cửa các Trường, Viện, Trung tâm, … nơi nào có liên quan về kỹ thuật công nghệ, chuyên môn đến chuyên ngành CHK, SB để nhờ cậy sự giúp đỡ.

2. SỰ HỢP TÁC CHÂN THÀNH VÀ HIỆU QUẢ

Lúc đó, Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng Công trình hàng không (tiền thân hội VAAST ngày nay) và Viện Khoa học Hàng không Việt Nam đã gõ cửa đến Trường Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội) và đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ, hợp tác rất chân thành và hiệu quả. Khi đã hiểu nhu cầu của ngành HKDDVN lãnh đạo Trường đã cử giảng viên các Khoa, Bộ môn liên quan hợp tác với bên Viện KHHK Việt Nam và Hội. Sau nhiều năm các liên kết, hợp tác giữa hai bên đã tạo ra được những kết quả đáng ghi nhận làm cơ sở và tiền thân để Nhà trường xây dựng mở mới: BỘ MÔN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ SÂN BAY (là Hội viên Tập thể của Hội) và Bộ môn Kinh tế vận tải mở mới thêm chuyên ngành Kinh tế vận tải hàng không nhằm đáp ứng thị trường nguồn nhân lực hàng không - đây là nguyên do để Ngành HKVN có thêm một địa chỉ cơ sở đào tạo cán bộ chuyên ngành đáng tin cậy.

Thế hệ Lãnh đạo Bộ môn XD đường ô tô và sân bay

Bô môn XD đường ô tô và sân bay được hình thành với đội ngũ ban đầu gồm 6 giảng viên (1 PGS, 3 ThS, 2 KS) do PGS.TS.Phạm Huy Khang - Trưởng Bộ môn. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển từ biên soạn giáo trình, giáo án cho giảng dạy, biên soạn tiêu chuẩn, qui trình qui phạm đến trực tiếp tham gia tư vấn phản biện, thẩm định, kiểm tra và thi công trên cả nước, đến nay nhiều thế hệ sinh viên và cựu sịnh viên các bậc đào tạo kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ đã ra Trường công tác và đang phục vụ hiệu quả trong lĩnh vực xây dựng sân bay - cảng hàng không ở nước ta hiện nay. Sau 20 năm xây dựng và phát triển với nguồn lực Giảng viên đáp ứng yêu cầu của ngành học gắn với thị trường nhân lực chất lượng cao của ngành hàng không (01 Giáo sư, 01 Phó Giáo sư, 07 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ), Bộ môn đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển của ngành GTVT nói chung và ngành xây dựng công trình hàng không nói riêng, là địa chỉ đáng tin cậy về đào tạo của ngành HKDD cả nước về lĩnh vực CHK, SB được Nhà trường và các Bộ GDĐT, Bộ GTVT tặng Bằng khen để ghi nhận những thảnh tích.

CBGV Bộ môn tham gia Hội đồng khảo sát, thẩm định mặt đường băng

Tại Lễ kỷ niệm 20, Bộ môn vinh dự được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tặng Bằng khen Hội viên Tập thể tích cực trong công tác xây dựng phát triển Hội Khoa học và Công nghệ HKVN - đã khẳng định vị trí vai trò của Bộ môn trong công tác đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao nguồn lực CHK, SB chất lượng cao cho ngành hàng không Việt Nam.

3. CHÂN TRỜI ĐANG RỘNG MỞ - THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG LĨNH VỰC CHK, SB

Ngày nay ngành HKVN đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Hệ thống CHK, SB toàn quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định số 648/QĐ-TTg với 30 CHK, SB. Thực hiện theo qui hoạch này là cả một công trình đồ sộ về CHK, SB. Tuy nhiên với đặc điểm địa lý, địa hình nước sẽ đòi hỏi thêm nhiều CHK, SB quốc nội, nhất là các CHK, SB chuyên dùng.

Theo nhận định của các nhà chuyên môn về hàng không thì chắc chắn hàng loạt CHK, SB mới sẽ được yêu cầu xây dựng: Các vùng miền kinh tế, các biển đảo, biên giới, … nhu cầu phát triển Kinh tế, Thương mại, Dịch vụ, Du lịch, Y tế, Văn hóa, Thể thao, An ninh quốc phòng, … sẽ đòi hỏi xây dựng mới thêm nhiều CHK, SB, nhiều Cầu Cảng trong đất liền cũng như ven biển và hải đảo, …; Sự phát triển của nền kinh tế xanh, không gian số, sự bùng nổ xuất hiện của tàu bay không người lái, ô tô bay, ... Theo đó công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu chuyển giao cần phải đẩy mạnh vượt bậc mới đáp ứng nhu cầu hoạt động của chuyên ngành CHK, SB cho Ngành và cho đất nước ta trong thời gian tới.

Quanh ta nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực CHK, SB cũng rất cấp thiết như: Lào, Căm pu chia, Miến điện, Thái lan, … Cả vùng Đông - Nam Á với trên 650 triệu dân cũng có nhu cầu phát triển đi lên trong thời gian tới.

Tóm lại: Dư địa phát triển của chuyên ngành CHK, SB rất rộng lớn và bức thiết. Các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà qui hoạch, chính sách, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn trên lĩnh vực này hãy nghiên cứu, mạnh dạn đầu tư về mọi mặt cho sự phát triển bùng nổ này của nước ta trong thời gian tới để nước ta trở thành một Trung tâm đào tạo, nghiên cứu về CHK, SB trong tương lai gần. Điều đó đặt ra nhu cầu tiềm năng cho thế hệ trẻ yêu thích nghề Hàng không hãy tích cực học tập, sáng tạo để tiếp bước cha ông xây dựng ngành HKVN phát triển nhanh, bền vững trong thời đại mới để sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Với tất cả sự khiêm tốn sẵn có của người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về một đất nước Việt Nam hôm nay với 100 triệu dân có nền kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quốc phòng, … trong đó có hàng không đang trên đà phát triển nhanh, bền vững tiến tới ngang tầm khu vực và thế giới trở thành địa chỉ đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế.

Nhân dịp Bộ môn tròn hai mươi tuổi, lứa tuổi thanh xuân rực rỡ nhất đời người xin chúc Tập thể Bộ môn với quý Thầy/ cô (Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, thạc sĩ) và thế hệ trẻ sinh viên, học viên, cựu sinh viên chuyên ngành luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống lao đông sáng tạo!

                                                  TRẦN QUANG CHÂU - CHỦ TỊCH HỘI KH&CN HKVN!

 Chuỗi hoạt động “Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024” tại Thủ đô Hà Nội (02:55 08/12/2024)
 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại Techfest Vietnam 2024 - Cán bộ VAAST vinh dự tham gia chuỗi hoạt động Techfest 2024 - (10:08 04/12/2024)
 Hội thảo khoa học Đánh giá 10 năm thực hiện Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg về hoạt động Tư vấn, phản biện và Giám định xã hội (04:24 22/11/2024)
 Cán bộ Hội KH&CN HKVN tham gia Chủ nhiệm đề tài trọng điểm nghiên cứu ứng dụng KH&CN về “Giao thông xanh” sử dụng xe điện hai bánh trong đô thị (04:19 12/11/2024)
 HỘI KH&CN HKVN ĐỒNG HÀNH CÙNG CHUỖI HỘI THẢO QUỐC TẾ CỦA IATA “AIR CARGO DAY VIỆT NAM 2024” (03:10 09/11/2024)